Cuộc cách mạng marketing 4.0 đã mở ra kỷ nguyên mới cho ngành tiếp thị. Vậy trong bối cảnh công nghệ đang phát triển khiến thay đổi bản chất của thị trường như hiện nay, làm cách nào để các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu và thích nghi với các phương thức marketing phù hợp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về marketing 4.0 nhé!
Tham khảo ngay:
- Dịch vụ Pr báo chí – chiến lược marketing không thể bỏ qua
- Dịch vụ Guest Post
Marketing 4.0 là gì?
Marketing 4.0 là một hình thức tiếp thị, trong đó các công ty tương tác với khách hàng trực tuyến và ngoại tuyến.
Loài người ngày nay đã trải qua rất nhiều cuộc cách mạng như: Cuộc cách mạng nông nghiệp, cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng 1.0, 2.0, 3.0 cũng như cuộc cách mạng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thời gian qua chính là cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Kỷ nguyên 4.0 tập trung vào sự phát triển của con người và công nghệ, bao gồm mọi thứ liên quan đến hệ thống không gian thông qua internet. Sự trỗi dậy của kỷ nguyên 4.0 đã thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống và sản xuất, mở ra nhiều cơ hội hơn cho các lĩnh vực khác nhau trong đó có marketing.
Sự thay đổi của marketing 4.0
Nếu marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm, các công ty cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và chức năng dịch vụ. Marketing 2.0 lấy khách hàng làm trung tâm và cạnh tranh chủ yếu là sự khác biệt trong định vị thương hiệu. Marketing 3.0 lấy con người ra làm trung tâm, định vị dựa trên các sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị mà doanh nghiệp đóng góp cho xã hội.
Thì marketing 4.0 chính là hình thức tiếp thị lấy con người trong kỷ nguyên kỹ thuật số làm trung tâm cho các hoạt động, tập trung vào sự kết nối, chia sẻ.
Trong thời đại kỹ thuật số, các công ty phải thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng,… để thích ứng với thời đại.
Tiếp thị 4.0 sẽ gắn liền với internet, từ việc lựa chọn kênh quảng cáo đến thúc đẩy hành vi mua hàng, đánh dấu sự chuyển đổi từ 4P sang 4C.
Xu hướng tiếp thị trong thời đại marketing 4.0
Với sự phát triển của internet và công nghệ hiện đại, sự kết nối giữa con người với nhau trở nên gần gũi hơn, khái niệm “thế giới phẳng” cũng trở nên rõ ràng hơn. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng trở nên mạnh mẽ hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn, vì vậy các công ty cần thay đổi tư duy bán hàng và tiếp thị cho phù hợp.
Trong cuốn sách “Marketing 4.0: From Tradition to Digitalization”, “cha đẻ” marketing Philip Kotler đã đề cập đến sự chuyển dịch từ 4P sang 4C trong marketing. 4P truyền thống bao gồm: Sản phẩm, giá cả, khuyến mại và địa điểm. Trong marketing 4C cũng mang các yếu tố tương ứng như sau:
Co-creation
Là việc dựa vào kiến thức, trải nghiệm, nhu cầu cộng đồng để tạo nên nguồn thông tin đầu vào cho các doanh nghiệp. Co-creation có thể dễ nhận thấy nhất ở công ty công nghệ. Các công ty công nghệ luôn có một cộng đồng người dùng sử dụng hàng ngày. Họ có kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm, vì vậy họ sẽ biết những điểm cần cải thiện. Từ đó, bộ phận R&D của công ty sẽ dựa trên ý kiến của các cộng đồng này để cải tiến sản phẩm của mình. Các công ty sẽ có một loạt thông tin thực sự hữu ích, giúp họ có thể tiết kiệm các nguồn lực.
Currency
Nếu cầu lớn hơn cung tại một thời điểm nào đó, giá sẽ bị đẩy lên. Tuy nhiên, dưới góc độ linh hoạt của giá cả, chúng ta phải hiểu rằng giá cả không phải lúc nào cũng tăng mà có khi giảm xuống. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ / sản phẩm lâu dài sẽ được giảm giá, dù nó là cùng một sản phẩm, nhưng giá cả của nó rất linh hoạt, tùy thuộc vào khách hàng là ai. Chúng ta có thể thấy, rõ ràng chi phí tìm kiếm khách hàng mới luôn cao hơn chi phí để giữ khách hàng cũ. Vì vậy, mô hình định giá tiền tệ rất thú vị.
Community
Dựa vào thông tin từ cộng đồng để đưa ra những cải tiến, những sản phẩm mới, vì sản phẩm tạo ra dựa trên nhu cầu của cộng đồng. Cộng đồng này sẽ tạo nên những người dùng đầu tiên và dần dần sẽ lan truyền sang các cộng đồng khác.
Conversation
Các cuộc thảo luận sẽ vô tình sẽ trở thành một kênh truyền thông miễn phí. Khách hàng thảo luận với nhau, chia sẻ những trải nghiệm sử dụng sản phẩm. Đó chính là một kênh giúp quảng bá cho doanh nghiệp.
Kết luận
Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại được thì chỉ có duy nhất một con đường là đồng hành cùng sự phát triển của nó. Bên cạnh những xu hướng trên, marketing trong thời đại công nghiệp 4.0 còn đề cao vai trò của content marketing, viral marketing, marketing đa kênh…