Tại sao lại xuất hiện dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông? Xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào để giảm thiểu rủi ro nhiều nhất? Các doanh nghiệp đã từng gặp khủng hoảng truyền thông chưa? Và họ tìm cách giải quyết như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều người trong nghề truyền thông đều thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn rõ hơn về khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp và dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả nhất.
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa nào sát nhất để mô tả về sự khủng hoảng truyền thông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để rõ hình dung nhất, các bạn có thể hiểu khủng hoảng truyền thông xảy ra khi có một vấn đề, tình huống hoặc sự kiện nào đó xảy ra vượt ngoài tầm kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp hay bất kỳ cá nhân nào theo chiều hướng tiêu cực. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp, danh tiếng, vị thế hoặc có thể là tài chính của những người liên quan.
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông rất đa dạng, có thể do doanh nghiệp hoặc cũng có thể do các yếu tố bên ngoài tác động vào. Chung quy, khủng hoảng truyền thông đều sẽ gây bất lợi cho đối tượng bị khủng hoảng.
Dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông
Đã từng có nhiều doanh nghiệp, vì mải chú trọng vào mảng phát triển doanh nghiệp, hoặc vì không có khả năng bảo vệ tốt cho sản phẩm của mình trong tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như thị trường hiện nay, hoặc cũng có thể do sự cố về thương hiệu, dẫn đến khủng hoảng, ảnh hưởng danh tiếng.
Nhìn lại quãng thời gian qua, có những câu chuyện, tin đồn thất thiệt của các thương hiệu lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên khắp thế giới, đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí doanh nghiệp rơi vào bờ vực phá sản. Chính vì thế, xử lý khủng hoảng truyền thông được cho là kế hoạch, nhiệm vụ hàng đầu khi có sự cố về những tin đồn không đúng sự thật về doanh nghiệp trong cộng đồng. Vậy, làm cách nào để xử lý được những khủng hoảng truyền thông nhanh nhất, giúp doanh nghiệp có thể giữ vững lòng tin của người tiêu dùng?
Hãy lựa chọn đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ xử lý khủng hoảng truyền thông, để họ tìm ra những đối sách rõ ràng, hợp lý trong từng trường hợp, đảm bảo xử lý nhanh gọn lẹ, tránh để tin đồn ngày càng bay xa hơn. Với các đội ngũ chuyên nghiệp, họ sẽ xây dựng một phương án hoàn hảo, quy trình từng bước xử lý khủng hoảng để doanh nghiệp đưa ra định hướng, lấy lại danh tiếng của bản thân trong thời gian sớm nhất.
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Sau khi gặp sự cố trong truyền thông, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách lập kế hoạch xử lý khủng hoảng nhanh nhất, tránh rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Tiếp theo, phải xác định được nguyên nhân, đối tượng gây nên sự khủng hoảng để có cái nhìn trực quan nhất. Đồng thời cũng nhận định vấn đề gây khủng hoảng có nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào?
Sau khi đã nắm rõ được vấn đề gây ra tình trạng khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp bạn nên nhanh chóng tổng hợp lại những thắc mắc, câu hỏi của khách hàng để giải đáp một cách nhanh nhất, tránh để khách hàng tức giận. Và điều sau cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất đó chính là luôn giữ thái độ tích cực và trung thực khi giao tiếp trực tiếp với khách hàng, bày tỏ sai phạm, hối lỗi để trấn an khách hàng trong thời điểm khủng hoảng truyền thông.
Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông
Quy trình xử lý truyền thông hiệu quả, cơ bản nhất bao gồm 6 bước:
Bước 1: Thành lập đội ngũ xử lý khủng hoảng truyền thông
Đây là bước đầu tiên khi có sự cố xảy ra, doanh nghiệp nên lập ra một đội ngũ để tìm cách xử lý khủng hoảng. Đồng thời, nên phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người một cách bài bản, rõ ràng.
Bước 2: Kết hợp với báo chí, các đơn vị chức năng tại nơi kinh doanh
Đảm bảo rằng, giới giải trí và chính quyền địa phương luôn được đón tiếp nồng nhiệt khi đến doanh nghiệp của bạn. Hãy luôn đặt mình trong tư thế chủ động, học các lắng nghe và tìm cách hòa giải mọi chuyện im ắng nhất. Ngay cả khi tin đồn đó chưa có bằng chứng rõ ràng.
Bước 3: Mọi lời nói và hành động phải nhất quán với nhau
Để tránh gây xôn xao dư luận, và xoa dịu dư luận trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng, doanh nghiệp cần phát ngôn và hành động nhất quán với nhau, tăng thêm độ tin tưởng.
Bước 4: Tìm cách xử lý, đóng băng thông tin trong khủng hoảng
Hãy tìm một đồng minh, có đủ uy tín để giúp đỡ doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn. Nhưng hãy đảm bảo, nó được liệt kê vào phương án xử lý của doanh nghiệp bạn.
Bước 5: Ưu tiên lợi ích cộng đồng lên hàng đầu
Hãy ưu tiên khách hàng, lợi ích cộng đồng lên hàng đầu trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông. Đừng chăm chăm nghĩ về lợi ích cá nhân mà quên giữ hình tượng đẹp trong lòng người tiêu dùng.
Bước 6: Rút bài học xương máu sau khi gặp sự cố khủng hoảng truyền thông
Hãy lập một hệ thống truyền thông chuyên nghiệp để đề phòng rủi ro. Tốt nhất, nên rút ra bài học cho doanh nghiệp, tránh gặp sai lầm cũ.
Khủng hoảng truyền thông luôn là vấn đề gây nhức nhối mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu rơi vào tình trạng khủng hoảng, doanh nghiệp cần đưa ra các cách xử lý hoàn hảo nhất để không ảnh hưởng đến uy tín, doanh nghiệp cũng như vị thế của mình. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các khủng hoảng và cách xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp.